icon-user
Đăng nhập/Đăng ký
icon-favorite 0
Yêu thích
Đăng nhập/Đăng ký
So sánh
Tin tức và sự kiện
Vương quốc Anh rút ngắn thời gian ở lại sau tốt nghiệp xuống còn 18 tháng

Vương quốc Anh rút ngắn thời gian ở lại sau tốt nghiệp xuống còn 18 tháng

Vương quốc Anh rút ngắn thời gian ở lại sau tốt nghiệp xuống còn 18 tháng Vương quốc Anh rút ngắn thời gian ở lại sau tốt nghiệp xuống còn 18 tháng Vương quốc Anh rút ngắn thời gian ở lại sau tốt nghiệp xuống còn 18 tháng
Tin tức | 13/05/2025

Chính phủ Vương quốc Anh vừa công bố những thay đổi quan trọng trong Chính sách di trú thông qua việc phát hành Sách trắng nhập cư mới – bao gồm việc rút ngắn thời gian thị thực sau tốt nghiệp và siết chặt các yêu cầu về tuân thủ pháp luật di trú.

Sách trắng về di trú được công bố trong bối cảnh Chính phủ Vương quốc Anh nỗ lực giảm mức nhập cư ròng. Theo đó, một số điểm mới đáng chú ý bao gồm:

  • Thị thực Sau tốt nghiệp (Graduate Visa) sẽ được rút ngắn từ 2 năm xuống còn 18 tháng.

  • Khung quản lý chất lượng (Agent Quality Framework - AQF) sẽ trở thành bắt buộc đối với các trường đại học ở Anh muốn tuyển sinh quốc tế thông qua các tổ chức tư vấn hoặc đơn vị hỗ trợ tuyển sinh

  • Các tiêu chí tuân thủ đối với các cơ sở giáo dục tài trợ cho sinh viên quốc tế sẽ được siết chặt.

  • Yêu cầu ngôn ngữ tiếng Anh mới được áp dụng cho người phụ thuộc của sinh viên và người lao động có tay nghề.

Thủ tướng Vương quốc Anh Keir Starmer tuyên bố: "Việc thực thi sẽ nghiêm khắc hơn bao giờ hết và số lượng nhập cư sẽ giảm."

1. Rút ngắn thời hạn thị thực sau tốt nghiệp xuống còn 18 tháng 

Một trong những điểm thay đổi đáng chú ý nhất là việc rút ngắn thời hạn của Thị thực Sau tốt nghiệp từ hai năm xuống còn 18 tháng. Mặc dù có đồn đoán rằng chính phủ sẽ yêu cầu sinh viên quốc tế chỉ được ở lại nếu làm việc đúng chuyên ngành hoặc trong các lĩnh vực ưu tiên, song sách trắng không đưa ra quy định bắt buộc nào như vậy. Thay vào đó, Chính phủ Anh nhấn mạnh rằng họ sẽ tăng cường các yêu cầu liên quan đến việc làm và đóng góp kinh tế đối với những sinh viên muốn tiếp tục ở lại sau khi học xong.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét việc áp dụng việc đánh thuế các nguồn thu tới từ du học sinh của các trường Đại học. Chi tiết về mức thuế sẽ được công bố vào kế hoạch tài chính mùa thu tới, tuy nhiên trong công văn có ví dụ về mức đánh thuế lên tới 6%. Điều này có thể dẫn tới việc các trường Đại học tăng học phí.

2. Siết chặt quy định với trường đại học khi tuyển sinh quốc tế

Từ nay, các trường Đại học ở Anh muốn tuyển sinh quốc tế thông qua các tổ chức tư vấn hoặc đơn vị hỗ trợ tuyển sinh sẽ bắt buộc phải áp dụng Khung quản lý chất lượng (Agent Quality Framework - AQF) do Chính phủ ban hành. Như vậy, các trường từ giờ sẽ chỉ được tuyển sinh qua các Agents đạt điều kiện của AQF được chính phủ ban hành. 

Những trường không đảm bảo tỷ lệ sinh viên nhập học và hoàn thành khóa học đúng quy định có thể bị hạn chế quyền tuyển sinh quốc tế. Cụ thể, tỷ lệ nhập học tối thiểu là 95%, và tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học phải đạt 90%.

Đồng thời, các trường sẽ được phân loại theo hệ thống màu Xanh – Cam – Đỏ dựa trên mức độ tuân thủ. Những trường bị xếp hạng thấp có thể bị kiểm soát tuyển sinh chặt chẽ hoặc phải cải thiện theo lộ trình riêng. 

3. Thắt chặt yêu cầu tiếng Anh với người phụ thuộc

Trước đây, người phụ thuộc đi cùng sinh viên không cần phải chứng minh trình độ tiếng Anh, tuy nhiên, theo chính sách mới, người phụ thuộc sẽ phải

  • Đạt trình độ A1 khi nhập cảnh,

  • Phải đạt A2 để được gia hạn visa,

  • Và đạt B2 nếu muốn xin định cư lâu dài.

Đối với người lao động có tay nghề, yêu cầu tiếng Anh cũng được nâng từ B1 lên B2, theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR).

4. Kiểm soát chặt chương trình học tiếng Anh ngắn hạn

Chính phủ cũng lên kế hoạch siết chặt việc quản lý visa ngắn hạn cho người học tiếng Anh (Short-Term Student Visa). Theo đó, sẽ có một đợt rà soát toàn diện các tổ chức này để đảm bảo quy trình công nhận trường đạt chất lượng, ngăn chặn việc lợi dụng visa ngắn hạn, để đảm bảo chất lượng đào tạo và quy trình cấp visa nghiêm ngặt hơn.

5. Thắt chặt điều kiện định cư – Không còn tự động sau 5 năm

Sách trắng thể hiện rõ mục tiêu "giảm nhập cư ròng, nâng cao kỹ năng và ưu tiên người lao động bản địa." Cụ thể:

  • Chính phủ sẽ nâng lại tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với visa lao động, yêu cầu người lao động nước ngoài phải có bằng cấp tương đương đại học (trình độ RQF6). Đây là một sự thay đổi đáng kể, đảo ngược xu hướng từ năm 2021–2024, khi Anh từng nới lỏng chính sách để tiếp nhận nhiều lao động phổ thông.
  • Cùng với đó, mức lương tối thiểu để được cấp visa cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên, phản ánh đúng yêu cầu về trình độ và kỹ năng của từng công việc.
  • Đối với những ngành nghề không yêu cầu trình độ Đại học (tức dưới ngưỡng RQF6), chính phủ sẽ chỉ cấp visa trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về tình trạng thiếu lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải cam kết đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực trong nước, thay vì phụ thuộc vào lao động nhập cư dài hạn.

Ngoài ra, hệ thống mới sẽ chấm dứt việc định cư tự động sau 5 năm cư trú. Thay vào đó, người nhập cư phải cư trú ít nhất 10 năm và chứng minh được đóng góp thực chất cho kinh tế - xã hội.

Chính phủ cũng dự kiến xây dựng cơ chế ưu tiên định cư nhanh đối với những người có kỹ năng cao và có đóng góp lớn như bác sĩ, kỹ sư, y tá, chuyên gia AI,...

6. Lời khuyên dành cho du học sinh và phụ huynh

Trong bối cảnh chính sách di trú tại Anh đang thay đổi nhanh chóng, việc lựa chọn một đơn vị tư vấn du học uy tín, chuyên nghiệp và nắm bắt kịp thời các cập nhật mới nhất từ Chính phủ Anh là yếu tố then chốt giúp bạn và gia đình có được kế hoạch du học rõ ràng, đúng hướng và hiệu quả. Du học KingStudy tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy, luôn cập nhật nhanh chóng chính sách và hỗ trợ bạn vững bước trên hành trình chinh phục thế giới.

Bạn muốn đi du học ?